Google search engine
HomeThư viện 4.0Dự án đọc sách miễn phí với mã QR tại Italy

Dự án đọc sách miễn phí với mã QR tại Italy

Dự án LiberClick của Italy được tạo ra nhằm thúc đẩy việc tiếp cận miễn phí sách điện tử, sách nói với sự trợ giúp của mã QR.

LiberClick là thành quả của sự hợp tác giữa Hiệp hội Thư viện LiberLiber, các thư viện ở thành phố Rome, Trung tâm Sách và Đọc, và Diễn đàn Sách, theo báo cáo của Dosdoce.

Với dự án này, các tác phẩm được trải nghiệm thông qua mã QR chủ yếu là văn học cổ điển miễn phí bản quyền. Bên cạnh đó, một số tác phẩm đương đại cần có sự đồng ý của các tác giả cũng như nhà xuất bản, đơn vị phát hành sách.

Thư viện kỹ thuật số đô thị đầu tiên sử dụng mã QR để nghe sách nằm tại thành phố Rome của Italy. Tuy nhiên, bất cứ đơn vị phát hành sách nào muốn tham gia dự án này, hoàn toàn có thể tạo ra một áp phích nhỏ và trưng bày tại hiệu sách để thu hút bạn đọc.

Mục đích chính của LiberClick là làm cho mọi đối tượng đến từ mọi nơi đều có thể tiếp cận sách điện tử, sách nói. Vì thế, mục tiêu của dự án là mở rộng thêm nhiều địa điểm để độc giả sử dụng dịch vụ này.

Ở thời điểm hiện tại, sáng kiến dán áp phích mã QR tại các trạm xe buýt đang được thực thi, giúp người dân có thể quét trực tiếp mã QR qua điện thoại, tải và đọc hoặc nghe ấn phẩm khi di chuyển.

LiberClick dự kiến phủ sóng tại các địa điểm công cộng như thư viện, tàu điện ngầm, trường học, khách sạn…

Người qua đường có thể tìm thấy áp phích bìa sách bên cạnh mã QR tại đó. Điều này phần nào thúc đẩy văn hóa đọc kỹ thuật số của người Italy.

Bên cạnh đó, ý tưởng này tạo ra nhằm thuyết phục, kể cả những người không có thói quen đọc hay nghe sách, rằng việc trải nghiệm sách bằng định dạng kỹ thuật số sẽ mang lại sự hài lòng lớn.

Thư viện LiberLiber ghi nhận hàng triệu lượt truy cập mỗi năm, nhưng gặp khó khăn trong việc tìm độc giả mới. Việc sử dụng mã QR tại các điểm công cộng cho phép họ tiếp cận với một lượng độc giả mới.

Đây cũng là một điểm thu hút khách hàng của thư viện LiberLiber nói riêng và dự án LiberClick nói chung. Đặc biệt, các ấn phẩm ở định dạng sách điện tử, sách nói với mã QR, giúp những độc giả khiếm thị hoặc khuyết tật đều có thể chạm tới.

Theo ZingNews

Bài viết liên quan

Phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới nhất