Google search engine
HomeThư viện 4.0Hội thảo Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt...

Hội thảo Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt động của thư viện đại học

Ngày 9/6/2022, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã long trọng tổ chức Hội thảo ‘Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt động của thư viện đại học’.

Hội thảo có sự tham gia của gần 200 đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng và nhiều doanh nghiệp trên cả nước.

Hội thảo được tổ chức với mục đích là tạo điều kiện để Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cùng các trường đại học chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm triển khai xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu cho hoạt động của thư viện đại học phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng trong bối cảnh chuyển đổi số.Toàn cảnh Hội thảo “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt động của Thư viện Đại học”.

Thông qua Hội thảo để đưa ra định hướng liên kết và liên thông dữ liệu giữa các trường đại học.

Phát biểu tại buổi hội thảo Tiến sĩ Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng nhà trường gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia, đại diện các trường đại học, cao đẳng, đại diện các doanh nghiệp đã tới tham gia hội thảo lần này.Tiến sĩ Trần Ái Cầm cho rằng, thư viện đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Tiến sĩ Trần Ái Cầm cho rằng: “Trong hành trình khẳng định chất lượng đào tạo của mỗi trường đại học đã đặt ra yêu cầu, vai trò, trách nhiệm của mỗi bộ phận chức năng trong nhà trường cùng chung tay thực hiện.

Thư viện đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống các cơ sở dữ liệu tài liệu, ứng dụng công nghệ để triển khai các dịch vụ hỗ trợ đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên trong nhà trường.

Trong đó, nguồn tài nguyên học liệu hay hệ thống các cơ sở dữ liệu tài liệu được ví như trái tim của thư viện đại học. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt động của Thư viện trong bối cảnh hiện nay cần xem xét như một hoạt động cốt lõi mà các thư viện đại học cần đặt lên hàng đầu.”

Ông Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cho rằng, Hội thảo lần này có một ý nghĩa đặc biệt khi có sự tham gia của gần 200 khách mời. Ông cũng đánh giá cao về hệ thống thư viện của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

“Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng đã và đang từng bước hiện đại hóa thư viện, chuyển dần từ hoạt động truyền thống sang 3 hướng hiện đại (với việc xây dựng thư viện số-thư viện ảo).

Điều đó đồng nghĩa với việc thư viện của chúng ta đang từng bước chuyển từ quản lý kho tài liệu/thông tin, trong đó chủ yếu là “trên giấy”, sang quản trị tri thức và tài nguyên thông tin, trong đó có nhiều tài nguyên không ở dạng giấy.

Đó có lẽ là lý do quan trọng nhất, là đòi hỏi từ thực tiễn nội tại khách quan của các thư viện đại học trên bước đường phát triển và hội nhập với thư viện các nước trong khu vực và trên thế giới; để chúng ta nhận diện/nhận thức rõ hơn nhiệm vụ của mình, đó là phải từng bước xây dựng/kiện toàn 3 trụ cột chính của thư viện hiện đại/thư viện thông minh, đó là: “BIG DATA – TECHNOLOGY- HUMAN” (Dữ liệu lớn – Công nghệ – Con người).Hội thảo có sự tham gia của gần 200 đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng và nhiều doanh nghiệp trên cả nước.

Tại Hội thảo đã có 6 tham luận được trình bày gồm:

Nền tảng xây dựng năng lực khoa học mở của Unessco và gợi ý cho các Thư viện Đại học – Ông Lê Trung Nghĩa – Chuyên gia Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống tài nguyên học thuật của mô hình Trường Đại học Nghiên cứu Việt Đức – Nguyễn Thị Kim Tri – Giám đốc Thư viện Trường Đại học Việt Đức

Giải pháp kết nối nguồn lực cơ sở dữ liệu của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia với các trường đại học – Trần Thị Hải Yến – Phó Giám đốc Thư viện – Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Thực trạng xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu tại thư viện Đại học RMIT Việt Nam – Thạc sĩ Nguyễn Trọng Thi – Thư viện Đại học RMIT.

Một số giải pháp công nghệ hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt động của Thư viện Đại học – Trịnh Xuân Giang – Trưởng phòng Phần mềm và Dữ liệu Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số (IDT).

Đề xuất mô hình xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt động của Thư viện Đại học – Trần Thị Thúy Kiều – Giám đốc Trung tâm thư viện Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

Ngoài ra, Hội thảo còn được nghe chia sẻ của ông Trần Hoàng – Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn và ông Phùng Công Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là hai đơn vị trong thời gian qua đã đóng góp rất nhiều sách cho các thư viện của các trường đại học trong cả nước trong đó có Trường Đại học Nguyễn Tất Thành bởi các em có cơ hội được tiếp cận nguồn tài liệu đa dạng và phong phú.

Hội thảo để đưa ra định hướng liên kết và liên thông dữ liệu giữa các trường đại học.

Trong các năm qua, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành luôn chú trọng, quan tâm đến phát triển văn hóa đọc. Nhà trường đã đầu tư xây dựng 03 Thư viện với hơn 5000 m2 khang trang, hiện đại với khoảng 100.000 bản sách, 18 cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế có uy tín, là thành viên của mạng Thông tin khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Dự án Thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

Bên cạnh các cơ sở dữ liệu chia sẻ từ dự án, mạng lưới liên kết, mua từ nhà cung cấp, nhà trường đã chủ động triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học công nghệ của trường, cơ sở dữ liệu tài nguyên môn học cho tất cả chương trình đào tạo của nhà trường, cùng với các cơ sở dữ liệu sách, cơ cơ sở dữ liệu tài liệu nội sinh được xây dựng tích lũy từ những năm đầu thành lập Thư viện cho đến nay.

Với sự quan tâm đầu tư của nhà trường cho hoạt động thư viện, trong các năm qua thư viện trường đã được sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu của trường đánh giá cao thông qua kết quả khảo sát về chất lượng dịch vụ thư viện với các bên liên quan.

Thư viện cũng là một trong số những tiêu chí đạt điểm cao nhất trong nhóm các tiêu chí về cơ sở vật chất của Nhà trường trong các đợt kiểm định chất lượng cấp chương trình trong và ngoài nước.

Hiện tại, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đang triển khai thực hiện nhiều chương trình thuộc đề án chuyển đổi số cho công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trong đó có chương trình chuyển đổi số thư viện mà mục tiêu chung hướng đến là xây dựng nguồn lực học liệu số đáp ứng cho người học số, người dạy số trong môi trường học tập số.

Nhà trường đang tích cực hoàn thiện về kỹ thuật để sớm kết nối thư viện dùng chung các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

(theo báo Giáo dục)

- Advertisement -
Bài viết liên quan

Phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới nhất