Google search engine
HomeTin tứcThư viện, phòng giáo vụ 'đắp chiếu' vì thiếu nhân viên, giáo...

Thư viện, phòng giáo vụ ‘đắp chiếu’ vì thiếu nhân viên, giáo viên

Nhiều năm nay, phòng thư viện, văn thư, giáo vụ và quản lý thiết bị hoạt động chậm chạm, thậm chí có lúc ‘đắp chiếu’ vì không có GV, nhân viên vận hành.

Một số trường trung phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phải đối mặt với tình trạng và . Mong mỏi chung của lãnh đạo các nhà trường là sớm kiện toàn đội ngũ biên chế giáo viên, nhân viên và bổ sung thiết bị dạy học để sẵn sàng năm học mới.

Thiếu giáo viên nên phải dạy vượt số tiết quy định

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phùng Đức Lai, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Định Hóa (huyện Định Hóa, Thái Nguyên) cho biết, thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm này, nhà trường đang dần hoàn thiện công tác chuẩn bị để bắt đầu năm học mới. Tuy nhiên, thiếu đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vẫn là khó khăn đối với nhà trường trong nhiều năm qua.

Thầy Phùng Đức Lai, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Định Hóa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

“Hiện nay, trường thiếu giáo viên ở các môn Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân và Tin học. Dù tình trạng này xuất hiện từ năm 2018 nhưng đến nay vẫn còn tồn tại.

Cụ thể, năm 2018, trường được tách ra từ trường Trung học phổ thông Bình Yên (huyện Định Hóa, Thái Nguyên) và được giao về Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa quản lý. Từ đó đến nay, nhà trường thiếu 4 giáo viên, 1 cán bộ công tác Đội và 6 nhân viên ở các phòng ban như văn thư, thư viện, giáo vụ, phòng quản lý thiết bị”, thầy Phùng Đức Lai chia sẻ.

Trường triển khai nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn trên. Theo đó, 4 giáo viên bộ môn chính còn thiếu, nhà trường tiến hành ký hợp đồng với giáo trường khác. Tuy nhiên, không phải năm học nào nhà trường cũng tuyển đủ số lượng giáo viên này. Có năm chỉ tuyển được 2, 3, thậm chí không tuyển được giáo viên.

“Nguyên nhân không tuyển được giáo viên hợp đồng là do nguồn nhân lực không có sẵn, cơ sở hạ tầng của nhà trường chưa hoàn thành nên khó thu hút giáo viên”, vị Hiệu trưởng này lý giải nguyên nhân.

Không ký được , trường chủ động phân công giáo viên cơ hữu dạy tăng số tiết. Do đó, có giáo viên dạy vượt 17 tiết/tuần.

“Dạy tăng số tiết khiến giáo viên gặp nhiều áp lực vì phải vừa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, vừa làm tốt công tác chăm lo cho học sinh nội trú.

Ngoài ra, nhà trường còn thiếu 1 vị trí cán bộ công tác Đội. Do đó, trường điều động giáo viên bộ môn có năng khiếu, sôi nổi, tự nguyện đứng ra đảm nhiệm thêm công việc này”, thầy Phùng Đức Lai chia sẻ.

Nhiều năm nay, các phòng thư viện, văn thư, giáo vụ và quản lý thiết bị hoạt động chậm chạm, thậm chí có lúc “đắp chiếu” vì không có giáo viên, nhân viên vận hành.

Theo vị Hiệu trưởng, nhiều năm qua, trường thiếu 6 cán bộ nhân viên làm việc tại các vị trí kể trên. Nhằm giải quyết tình trạng này, trường ký hợp đồng với cán bộ ngoài trường nhưng do chuyên môn, nghiệp vụ không đảm bảo, hiệu quả mang lại không cao nên đây chỉ là giải pháp tình thế trong khi chờ chỉ tiêu biên chế.

“Phòng thư viện không có nên trường phải “trưng dụng” một phòng học có diện tích rất nhỏ, quá trình hoạt động rất khó khăn. Ngoài ra, các trang thiết bị trường đang sử dụng chủ yếu được “chia sẻ”, hoặc mượn của trường Trung học phổ thông Bình Yên (trường tách ra năm 2018). Điều này khiến quá trình dạy học của trường thường xuyên gián đoạn”, thầy Phùng Đức Lai chia sẻ thêm.

Mong mỏi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bổ sung số lượng sách trong thư viện

Tương tự, Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Phú Lương (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) cũng trong tình trạng thừa, thiếu giáo viên và mong muốn được bổ sung số lượng đầu sách để “làm giàu” cho thư viện, đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của học sinh nội trú.

Cô Lê Thị Hoàn, Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Phú Lương cho biết, năm học mới đang cận kề nhưng nhà trường vẫn chưa thể khắc phục triệt để bài toán thừa, thiếu giáo viên.

“Tổng số biên chế nhà trường cần bổ sung cho năm học tới là 3 giáo viên. Trước đó, nhiều năm liền, nhà trường thiếu giáo viên tiếng Anh. Năm học tới đây, trường tiếp tục đề xuất để bổ sung giáo viên môn này.

Bên cạnh đó, trường vẫn có một số giáo viên dôi dư. Giải quyết vấn đề này, trường tiến hành “đổi giáo viên” với các trường khác dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Ví dụ, trường thừa giáo viên Ngữ văn và thiếu giáo viên Toán, thì sẽ liên hệ với các trường thiếu giáo viên Ngữ Văn và thừa giáo viên Toán để đổi giáo viên nếu giáo viên này đồng ý”, cô Lê Thị Hoàn chia sẻ.

Cũng theo chia sẻ của vị phó hiệu trưởng, việc phải “đổi giáo viên” là có nhưng khá ít. Bởi, với đặc thù trường nội trú, những giáo viên dôi dư hay dạy thiếu tiết sẽ được trường linh hoạt phân công kiêm nhiệm thêm các đầu việc như quản sinh, chủ nhiệm lớp.

“Trường phân công, giao nhiệm vụ giáo viên trên tinh thần tự nguyện với phương châm “linh hoạt điều tiết khi thừa, thiếu giáo viên” để tất cả giáo viên, học sinh đều tham gia giảng dạy và học tập, đảm bảo quyền lợi trong giáo dục đào tạo”, Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Phú Lương nhận định.

Trước đó, dù thiếu nhân lực nhưng trường không ký hợp đồng với giáo viên mà chỉ sử dụng giáo viên cơ hữu hiện có. Ở môn học thiếu, giáo viên dạy tăng số tiết và không làm công tác chủ nhiệm lớp dù năng lực chủ nhiệm của giáo viên này có tốt”, cô Hoàn cho biết.

Vì là trường nội trú, ngoài tham gia học tập, học sinh chủ yếu ăn, ngủ nghỉ tại trường, ít thời gian ra ngoài. Do đó, nhu cầu sân chơi, đọc sách của học sinh rất lớn. Hiện nay, số lượng đầu sách trong thư viện trường có hơn 10 nghìn cuốn nhưng được sử dụng qua nhiều thế hệ nên đã cũ, hỏng.

“Một thực tế rất mừng là học sinh rất thích đọc sách. Tuy nhiên, số lượng sách ở thư viện chưa đáp ứng nhu cầu, lượng sách tham khảo còn ít. Do đó, nhà trường mong muốn thời gian tới sẽ có thêm những loại sách nâng cao, sách tham khảo để đáp ứng nhu cầu đọc và giải trí, đồng thời bồi dưỡng, làm giàu thế giới quan cho học sinh”, vị Phó Hiệu trưởng mong muốn.

Một trong những vấn đề đang khiến lãnh đạo nhiều trường trăn trở đó là sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng để ổn định công tác giáo dục đào tạo.

Theo thầy Phùng Đức Lai, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Định Hóa, trường có nhiều hạng mục chưa xây dựng xong và chưa rõ thời điểm nào sẽ tiếp tục khởi công.

Điều này khiến nhà trường lâm vào tình cảnh thiếu phòng học, nhà đa năng, nhà sinh hoạt và đặc biệt thiếu khu ký túc xá cho học sinh nội trú.

“Các cấp, bộ, ngành giáo dục tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để trường sớm hoàn thiện các hạng mục xây dựng còn dang dở, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong thời gian tới.

Chủ trương mới đây của Bộ Chính trị về bổ sung biên chế trong đó có giáo viên là một tín hiệu đáng mừng, thắp lên hy vọng cho nhà trường khắc phục bài toán thừa, thiếu giáo viên. Mong mỏi chung của trường đó là được bổ sung 4 , 6 nhân viên học đường, 1 vị trí công tác Đội để nhiệm vụ của từng giáo viên không bị chồng chéo, quá tải vì phải kiêm nhiệm quá nhiều việc”, thầy Phùng Đức Lai, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Định Hóa bày tỏ kỳ vọng.

Có thể thấy, chỉ khi trường học đảm bảo cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, ổn định đội ngũ giáo viên, nhân viên thì sự nghiệp giáo dục đào tạo mới đi vào quy củ và mang lại hiệu quả cao.

Theo Báo Giáo dục Việt Nam

- Advertisement -
Bài viết liên quan

Phản hồi

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Nhập tên của bạn ở đây

- Advertisment -spot_img

Bài viết mới nhất